Công việc của kế toán cuối năm 2023 – đầu năm 2024

stax.vn@gmail.com

8:00 - 17:00 (Thứ 2 - Thứ 7)

0988 872 868 - 0962 980 903

Công việc của kế toán cuối năm 2023 – đầu năm 2024
Ngày đăng: 4 tháng trước

    Các công việc kế toán cần lưu ý cuối năm 2023 và đầu năm 2024

    1. Đối chiếu công nợ

    Nếu công nợ có sự chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch: Do người mua hay người bán hạch toán thiếu. Cái này rất quan trọng bởi vì nếu các bạn hạch toán không kịp thời có thể có rủi ro về thuế..

    2.  Xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định:
    3. Kiểm kê tài sản

    Nguyên tắc kiểm kê tại ngày 31/12/2023 tuy nhiên thực tế đơn vị có thể kiểm kê trước hoặc sau ngày 31/12, sau đó điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ. Hầu hết các doanh nghiệp trên biên bản kiểm kê vẫn chốt số liệu kiểm kê là ngày 31/12/2023 mặc dù thực tế có thể khác

    4. Xác định hàng tồn kho hư hỏng giảm giá trị

    Việc xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị,...mục đích là để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

    Bảng trích lập, xác định HTK giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết rõ Tài khoản, tên HTK, mã hàng. Thông thường đơn vị chi tiết ngay trên biên bản, báo cáo kiểm kê.

    5. Kiểm tra rà soát xác định số dư 341

    – Kiểm tra đối chiếu khoản vay trên sổ sách và xác nhận của bên cho vay (Nếu sai thường là do KT hạch toán chi trả lãi vay lẫn vào trả nợ gốc,…).

    – Kiểm tra xem nghiệp vụ vay giữa công ty và công ty khác có bằng tiền mặt hay không (Nếu bằng tiền mặt thì “không đúng” quy định. Nếu không đúng quy định thì “rủi ro lãi vay bị loại trừ”).

    – Kiểm tra có vay ngoại tệ hay không (Nếu có thì kiểm tra đánh giá chênh lệch tỷ giá đã đúng hay chưa).

    – Kiểm tra thuế nhà thầu của khoản lãi vay.

    – Kiểm tra công ty có giao dịch liên kết hay không (Nếu có xem tổng lãi vay có vượt 30% EBITDA không, có sẽ phải nhập vào chỉ tiêu B7 trên tờ khai thuế TNDN năm Mẫu 03).

    – Kiểm tra xem số dư tiền mặt, TK 141 có tồn ảo không (Nếu có thì xem xét rủi ro chi phí lãi vay bị loại trừ hay không).

    – Kiểm tra hồ sơ, chứng từ lãi vay đủ và đúng hay chưa

    6. Đối chiếu số dư ngân hàng

    – Nguyên tắc phải khớp.

    – Hình thức đối chiếu có thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng

    7. Đăng ký mã số thuế các nhân và đăng ký người phụ thuộc

    LƯU Ý:

    – Cá nhân cư trú/không cư trú (không cư trú thường là người nước ngoài tham khảo Thông Tư 111 để rõ hơn về khái niệm cư trú và không cư trú) thì có điều kiện ủy quyền quyết toán.

    – Cá nhân làm 2 nơi hoặc có nơi vãng lai nhưng nơi vãng lai chưa khấu trừ 10% hoặc tổng thu nhập bình quân nơi vãng lai trên 10 triệu/tháng thì không thuộc điều kiện ủy quyền quyết toán.

    Đăng ký hồ sơ người phụ thuộc đúng hạn (Một số trường hợp đăng ký trước 31/03/2024, một số trước 31/12/2023).

    8. Đánh giá các chênh lêch tỷ giá các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ

    LƯU Ý: Không đánh giá các khoản ứng trước như dư có TK 131, dư nợ TK 331 (trừ khi hợp đồng kinh tế bị hủy ngang), sở dĩ TT 200 không quy định đánh giá các khoản số dư ứng trước là vì công nợ ứng trước không được hoàn trả bằng tiền mà là bằng hàng hóa và dịch vụ.

    – Nếu lỗ hạch toán: Nợ 413/Có 131, 331,111,112…

    – Nếu lãi hạch toán: Nợ 131,331,111,112/Có 413…

    – Sau khi hạch toán xong xuôi, số dư 413 còn bao nhiêu thì hạch toán kết chuyển sang 515 hoặc 635

    Còn trường hợp Lãi/lỗ do đánh giá tiền và các khoản phải thu là không tính thuế nên khi quyết toán thuế TNDN cần tách rõ lãi/lỗ của khoản này ra khỏi lãi/lỗ của việc đánh giá số dư ngoại tệ phải trả.

    0
    Zalo
    Hotline