Điều kiện thành lập chi nhánh công ty
Điều kiện bắt buộc để lập chi nhánh là một yêu cầu giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Pháp luật cho phép thành lập chi nhánh, doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp phép, công ty phải thỏa mãn các điều kiện sau đây.
1. Điều kiện bắt buộc để lập chi nhánh công ty trong nước
Thông thường các doanh nghiệp đều có xu hướng mở chi nhánh trong nước ở các tỉnh thành khác nhau để mở rộng thị trường, quy mô sang cả nước. Điều kiện thành lập chi nhánh trong nước bao gồm:
– Có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đây là điều kiện tất yếu để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động cũng như mở thêm chi nhánh
– Người đứng đầu chi nhánh đủ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp hiện hành.
– Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
– Có chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh chi nhánh yêu cầu chứng chỉ.
– Có giấy xác nhận đủ điều kiện đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định pháp luật.
2. Điều kiện thành lập chi nhánh đối với công ty nước ngoài
Thương nhân nước ngoài được cấp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
– Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp
– Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.
>>> Khi có đủ hai điều kiện thành lập chi nhánh này, doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có thể thành lập một chi nhánh tại Việt Nam một cách hợp pháp. Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty bao gồm những gì?
- Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký).
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh: Của chủ sở hữucông ty TNHH một thành viên. Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần. Quyết định của thành viên công ty hợp danh).
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này).
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
- Văn bản ủy quyền cho STAX.VN
- Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu.
Quy trình đăng ký thành lập chi nhánh công ty
Hiện nay, thủ tục thành lập chi nhánh cho công ty cũng gần giống với thủ tục thành lập công ty. Cụ thể, để thuận lợi mở chi nhánh công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ và tiến hành theo quy trình sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh lên Phòng đăng ký kinh doanh
– Doanh nghiệp mang hồ sơ đầy đủ những giấy tờ trên nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch, đầu tư nơi đặt chi nhánh công ty.
Bước 2: Nhận giấy phép đăng ký kinh, thành lập chi nhánh
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh. Trường hợp hồ sơ sai sót, doanh nghiệp sẽ nhận thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Hoàn tất các thủ tục liên quan sau khi thành lập chi nhánh công ty
Vì việc thành lập chi nhánh công ty được xem là hoạt động đăng ký kinh doanh mới, do vậy, khi chi nhánh hoạt động, doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục liên quan như:
– Tiến hành công bố nội dung đăng ký thành lập chi nhánh công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh để tránh bị xử phạt hành chính
– Thực hiện khắc con dấu riêng cho chi nhánh công ty. Bởi vì chi nhánh của công ty cũng cần có con dâu riêng nhằm mục đích thể hiện những giao dịch, hợp đồng của chi nhánh.
– Thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài cũng như các loại thuế khác cho chi nhánh theo đúng định kỳ được pháp luật quy định. Đặc biệt việc kê khai thuế môn bài phải thực hiện trong vòng 30 ngày.
– Tiến hành treo bảng hiệu cho chi nhánh công ty, việc treo bảng hiệu cần sớm thực hiện, vì cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra bất cứ lúc nào.
– Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số hoặc phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho chi nhánh nếu có nhu cầu.